Những điểm mới được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, Luật có hiệu lực thi hành là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đồng thời việc xây dựng hệ thống pháp luật được đầy đủ, thống nhất, đồng bộ hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, thi hành, bên cạnh các kết quả đạt được thì việc triển khai thi hành Luật cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập cho các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian vừa qua.
Để khắc phục, sửa đổi những quy định không phù hợp, bất cập của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và có một số điểm mới cơ bản như: Tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL; Quy định rõ hơn trách nhiệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; Bổ sung một số hình thức VBQPPL như: bổ sung Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Tổng Kiểm toán nhà nước với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; xác định lại cho hợp lý, sát thực tế hơn các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách; Tiếp tục hoàn thiện các quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn; Nâng cao trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong việc thẩm tra dự án luật, pháp lệnh; mở rộng phạm vi loại văn bản có thể giao cho cấp huyện, cấp xã ban hành VBQPPL, đồng thời mở rộng nội dung ban hành VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 về phân cấp của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, chủ trì soạn thảo, cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL trong xây dựng, ban hành văn bản; khắc phục khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương trong việc sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính trong các thông tư và VBQPPL của chính quyền địa phương đã được ban hành trước ngày Luật năm 2015. Những điểm mới được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ là cơ sở, là bước tiến mới để các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đảm bảo hoàn thiện hơn. Tin liên quan Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lai Châu(15/01/2021 2:11:03 CH) Những điểm mới được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (22/07/2020 8:38:59 SA) Phòng, chống Covis-19(27/02/2020 10:35:50 SA) Tin mới nhất Thông báo đấu giá Quyền khai thác mỏ khoáng mỏ vật liệu san lấp Bó Lun, Pắc Ta, huyện Tân Uyên (22/03/2023 11:09:25 SA) Xin ý kiến dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP (16/03/2023 3:16:28 CH) Lịch công tác từ ngày 13/3 đến ngày 19/3/2023(13/03/2023 4:16:36 CH) Lịch công tác từ ngày 06/3 đến ngày 12/3/2023(06/03/2023 10:25:23 SA) Lịch công tác từ ngày 27/02 đến ngày 05/3/2023(27/02/2023 9:05:53 SA) |