Trang chủ
![]() ![]() Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối tượng áp dụng là Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mục đích kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục; Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định; phải bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra. Kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền. Tin liên quan Kiểm tra liên ngành công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công thương(26/09/2022 3:35:29 CH) QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU(12/08/2021 8:50:16 SA) Quyết định Ban hành Phương án điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn tỉnh Lai Châu(11/08/2021 2:19:57 CH) Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật(09/07/2021 9:37:24 SA) Ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lai Châu(13/01/2021 8:25:53 SA) Tin mới nhất Thông báo đấu giá Quyền khai thác mỏ khoáng mỏ vật liệu san lấp Bó Lun, Pắc Ta, huyện Tân Uyên (22/03/2023 11:09:25 SA) Xin ý kiến dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP (16/03/2023 3:16:28 CH) Lịch công tác từ ngày 13/3 đến ngày 19/3/2023(13/03/2023 4:16:36 CH) Lịch công tác từ ngày 06/3 đến ngày 12/3/2023(06/03/2023 10:25:23 SA) Lịch công tác từ ngày 27/02 đến ngày 05/3/2023(27/02/2023 9:05:53 SA) |