Một số kết quả nổi bật thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Dân tộc và Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu Bám sát Chương trình phối hợp số 1249a/CTPH-UBDT-BTP ngày 13/11/2014 của Uỷ ban Dân tộc và Bộ Tư pháp, sau 03 triển khai thực hiện, các nội dung phối hợp đã được Ban Dân tộc và Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu triển khai, tổ chức lồng ghép với nhiều kết quả quan trọng, nổi bật như:
Về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn Luật văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, công chức chuyên môn, pháp chế các sở, ban, ngành và lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, trong đó có Ban dân tộc tỉnh. Đồng thời, Sở Tư pháp đã trực tiếp mở hội nghị tập huấn chuyên sâu về công tác soạn thảo, xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho đối tượng là lãnh đạo, công chức phòng pháp chế hoặc công chức pháp chế của các Sở, ngành; lãnh đạo, công chức của một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan của các Sở; lãnh đạo, công chức của Văn phòng (hoặc Phòng hành chính, tổ chức) các Sở, trong đó có công chức của Ban dân tộc tỉnh. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Ban Dân tộc phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, trong đó có chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho xuống vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả tiểu đề án 2 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số” . Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua các lớp tập huấn đối với người có uy tín tại 05 huyện (Sìn Hồ, Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và Nậm Nhùn). Lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiếu số thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Đề án tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo Quyết định số 498/QĐ-TTg; mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới... Tổ chức 30 hội nghị, lớp tập huấn với tổng số 1.397 lượt cán bộ, công chức và người dân tham gia, trong đó số lượng người được phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số là 1.325 lượt người. Phát hành hơn 1.000 tờ gấp phổ biến một số chương trình, chính sách; 06 áp phích tuyên truyền cho người dân tại 06 xã của 03 huyện (Than Uyên, Mường Tè và Sìn Hồ). Qua các hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trên đã có chuyến biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của 100% cán bộ, công chức trong cơ quan và đa số đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Về công tác trợ giúp pháp lý Thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013-2020; Ban Dân tộc và Sở Tư pháp đã ký kết Chương trình phối hợp số 220/CTPH-STP-BDT ngày 05/7/2013 về việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, chỉ đạo phòng chuyên môn của hai cơ quan phối hợp xây dựng Kế hoạch lồng ghép thực hiện trợ giúp pháp lý, phổ biến một số chương trình, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng hình thức truyền thông trợ giúp pháp lý. Để nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật TGPL nói riêng của người dân trên địa bàn từ đó những người được trợ giúp pháp lý tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. Chú trọng công tác phối hợp và phát triển đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện trong đó có cán bộ là người dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn bản trong quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện lồng ghép vào các chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản nhằm thực hiện tốt Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2015 - 2020. Qua công tác trợ giúp pháp lý miễn phí đã nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đồng thời giúp chính quyền địa phương giải đáp những vướng mắc về pháp luật, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Trong các năm thực hiện được nhiều đợt truyền thông trợ giúp pháp lý cho các xã trên địa bàn tỉnh. Số lượng đồng bào dân tộc thiểu số được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động và phổ biến một số chương trình, chính sách đang triển khai, thực hiện: 20.627 lượt người tham gia (trong đó: năm 2014: 7.675 người, năm 2015: 5827 người, năm 2015: 7.125 người). Để có được những kết quả trên, cấp ủy, lãnh đạo hai cơ quan luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát định hướng của Trung ương và cụ thể hóa các nội dung phù hợp với điều kiện của địa phương. Tin liên quan Hội nghi gặp mặt, giao lưu nhân kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp Việt Nam(27/08/2023 3:13:56 CH) Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm(17/02/2023 8:12:00 SA) Lãnh đạo Sở Tư pháp tham gia Đoàn công tác của tỉnh thăm và chúc Tết tại huyện Nậm Nhùn(10/01/2023 2:08:18 CH) Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2023(09/01/2023 10:52:20 SA) Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng Khối nội chính tỉnh Lai Châu năm 2022.(28/12/2022 3:27:51 CH) Tin mới nhất Hội nghi gặp mặt, giao lưu nhân kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp Việt Nam(27/08/2023 3:13:56 CH) Lịch công tác từ ngày 21/8 đến ngày 27/8/2023(22/08/2023 10:59:59 SA) Lịch công tác từ ngày 14/8 đến ngày 20/8/2023(14/08/2023 3:16:31 CH) Lịch công tác từ ngày 07/8 đến ngày 13/8/2023(10/08/2023 10:14:41 SA) |