Hướng dẫn xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Ngày 11/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 “Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2021”, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Theo đó, số lượng đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã chính thức giảm từ nhiệm kỳ 2021 - 2026 như sau: Đối với Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định thành phố trực thuộc trung ương có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 01 triệu dân thì có không quá 85 đại biểu (trước là 95 đại biểu); Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh có 95 đại biểu (trước là 105 đại biểu). Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 500.000 dân trở lên có tối đa 75 đại biểu (trước là 85 đại biểu); tỉnh còn lại có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 01 triệu dân trở lên được bầu không quá 85 đại biểu (trước là 95 đại biểu) Đối với Hội đồng nhân dân cấp quận quy định quận có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 20 đại biểu; có trên 100.000 dân được bầu tối đa 45 đại biểu (trước là 40 đại biểu nếu có trên 80.000 dân); quận có từ 30 phường trực thuộc trở lên có không quá 40 đại biểu (vẫn như trước) Đối với Hội đồng nhân dân cấp huyện quy định, huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 35 đại biểu; trên 40.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu); huyện còn lại có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; trên 80.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu). Đối với hội đồng nhân dân cấp phường quy định phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu (trước có 8.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu); phường có trên 10.000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước có 8.000 dân trở lên được bầu 35 đại biểu). Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã quy định xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu; xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2000 dân đến dưới 3000 dân được bầu 19 đại biểu (trước là 20 đại biểu); xã miền núi, vùng cao và hải đảo có 3000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 3000 thì được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là 35 đại biểu); xã còn lại có từ 5000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là 35 đại biểu). Việc dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính phải bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; coi trọng chất lượng, lựa chọn đại biểu là những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, uy tín, trí tuệ; đồng thời bảo đảm cơ cấu hợp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới (đối với cấp tỉnh, cấp huyện), các thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn; có đại diện của các thành phần xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, độ tuổi và đáp ứng các yêu cầu sau đây: Một là phải bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; Phấn đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân. Hai là phải bảo đảm tỷ lệ hợp lý người trong danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương. Quan tâm đến những dân tộc thiểu số trong nhiều khóa chưa có người tham gia vào hoạt động của Hội đồng nhân dân. Ba là phải phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không thấp hơn 10% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bốn là phải phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) không thấp hơn 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Năm là phải phấn đấu đạt tỷ lệ từ 30% trở lên đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026. Sáu là giảm tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước so với nhiệm kỳ 2016-2021. Bảy là việc phân bổ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 tại các đơn vị bầu cử phải bảo đảm công bằng, bình đẳng; bảo đảm tương quan hợp lý với tỷ lệ dân số giữa các đơn vị hành chính trực thuộc, giữa các thôn, tổ dân phố.
Tin liên quan Hội nghi gặp mặt, giao lưu nhân kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp Việt Nam(27/08/2023 3:13:56 CH) Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm(17/02/2023 8:12:00 SA) Lãnh đạo Sở Tư pháp tham gia Đoàn công tác của tỉnh thăm và chúc Tết tại huyện Nậm Nhùn(10/01/2023 2:08:18 CH) Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2023(09/01/2023 10:52:20 SA) Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng Khối nội chính tỉnh Lai Châu năm 2022.(28/12/2022 3:27:51 CH) Tin mới nhất Hội nghi gặp mặt, giao lưu nhân kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Ngành Tư pháp Việt Nam(27/08/2023 3:13:56 CH) Lịch công tác từ ngày 21/8 đến ngày 27/8/2023(22/08/2023 10:59:59 SA) Lịch công tác từ ngày 14/8 đến ngày 20/8/2023(14/08/2023 3:16:31 CH) Lịch công tác từ ngày 07/8 đến ngày 13/8/2023(10/08/2023 10:14:41 SA) |